MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 29 người, vào ngày Thu Mar 02, 2023 1:08 am
Latest topics
» MERRY CHRISTMAS
NÓ           EmptyFri Dec 18, 2015 2:18 pm by THMC

» Chúc mừng Sinh Nhật Đoan Trang
NÓ           EmptySun Jun 08, 2014 9:42 pm by THMC

» Chúc Mừng Sinh Nhật anh Hữu Hòa
NÓ           EmptySat Jun 01, 2013 7:31 pm by doantrang

» Believe - The Complete Shamu Show at Sea World
NÓ           EmptySat Jun 01, 2013 7:22 pm by doantrang

» Nha Trang ngày về
NÓ           EmptyFri May 31, 2013 10:53 am by doantrang

» BUỒN
NÓ           EmptyThu May 23, 2013 11:30 pm by Duat Nguyen

» Em Đã Từng Yêu
NÓ           EmptyThu May 23, 2013 11:29 pm by Duat Nguyen

» Trả lại em
NÓ           EmptyThu May 16, 2013 5:48 am by doantrang

» Tình ngoài tay với
NÓ           EmptyTue May 14, 2013 8:27 pm by THMC

» Thử nghiệm.
NÓ           EmptyTue Apr 30, 2013 1:04 pm by THMC

» Nhớ người.
NÓ           EmptyFri Apr 26, 2013 9:40 am by huuhoa

» Mơ thấy em
NÓ           EmptySun Apr 21, 2013 10:05 am by THMC

» Giới thiệu khách viếng thăm mới!
NÓ           EmptyMon Mar 25, 2013 2:17 pm by Admin

» From Souvenirs to Souvenirs by Demis Roussos
NÓ           EmptySun Mar 24, 2013 10:34 pm by Duat Nguyen

» Tình là cái tình chi!
NÓ           EmptySun Mar 24, 2013 8:09 pm by Ngọc Vinh

ĐỒNG HỒ
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


4 posters

Go down

NÓ           Empty

Bài gửi  Duat Nguyen Thu Dec 01, 2011 6:04 am

Chuyến xe lửa Huế - Đà nẵng lúc 2 giờ chiều từ từ chuyển bánh. Tiếng ồn ào hỗn loạn ở ga xe lửa nhỏ dần để nhường lại cho tiếng ầm ầm của hàng trăm bánh xe kim loại đang lăn trên hai đường rầy bằng sắc. Tàu chạy nhanh dần xẻ dọc không gian phía trước tạo nên những tiếng gió rít hai bên con tàu. Tiếng còi tàu thỉnh thoảng được kéo lên để nhắc nhở khách bộ hành hay xe cộ qua lại hai bên đường rầy biết mặc dù đã có những cái chắn ngăn ngang các trục lộ con tàu đi qua.

Nằm trong toa hàng hóa, nó đang cố nhớ lại lần đầu tiên nó bỏ nhà đi, cũng trên chuyến tàu lửa Huế - Đà nẵng, cách đây 4 năm. Lúc đó nó mới 11 tuổi...

Mấy chị em đang chuẩn bị ăn trưa ở nhà dưới thì nghe tiếng Dì H gọi. Nó còn nghe một giọng đàn ông, chậm rãi nhưng có vẻ bực tức. Nó đoán được ngay chuyện gì sắp sửa xảy ra. Vậy là nguy to rồi. Mặt mày nó tái mét khi bước lên nhà trên nơi Dì H và người đàn ông đó đang ngồi.

Chuyện xảy ra chỉ một giờ trước đó. Chuông reng báo hiệu giờ học cuối kết thúc. Trong lúc cả lớp đang láo nháo ào ra cửa, nó lấy tay lật ngược cặp xách của NP, một đứa con gái cùng lớp 6 với nó. Cặp xách rơi xuống đất, NP quay lưng lại và chửi vào mặt nó, “đồ mất dạy.” Nó hơi bất ngời khi con nhỏ thường ngày ít nói lại dữ vậy. Tiện chân nó đá mạnh cái cặp xách làm sách vở giấy bút văng tung toé. Nó chạy ra khỏi lớp rồi biến mất trong khi NP vẫn đứng khóc nức nở giữa lớp.

Ông Th, ba của NP là bạn dạy học với ba mạ và hai dì của nó. Cũng như ba nó, ông ấy bị buộc phải thôi dạy sau năm 1975. Mặc dù chuyện của con nít nhưng ông quá giận nên phải vào nhà nó để phàn nàn về “hành vi vô học” như Dì H đã dùng khi nhìn bộ mặt lì lợm của nó. Trưa hôm đó nó bị một trận đòn nên thân. Hôm ấy Dì H đã đánh nó đau lắm vì nó khóc la rất nhiều.

Dì H là chị ruột của mạ nó. Ba nó bị bắt đi tù cải tạo sau năm 1975. Mạ nó bị tâm thần và không còn hay biết gì nữa cả. Sáu chị em nó ở nhà với bà ngoại đã trên 70 tuổi. Dì H là người duy nhất mấy chị em nó sợ. Thật ra Dì H không đánh đòn nhiều lắm. Những khi mấy chị em nó hư, Dì chỉ bắt mấy đứa cháu nằm lên giường với con roi bằng cây bông cẩn bên cạnh. Dì H nói nhiều hơn đánh. Nhiều lúc nó muốn bị đánh quách cho xong. Cứ nằm trên giường nghe giảng bài mà run cầm cập vì không biết sẽ bị mấy roi.

Sau trận đòn nhớ đời, nó bỏ cơm trưa. Nó vội lấy giỏ xách bước ra khỏi nhà. Nó đi bán vé số, cái nghề mà nó bắt đâu từ hè năm lớp 3.

Nó vẫn nhớ kỷ niệm ngày đầu khi nó mới vào nghề. Hôm đó là ngày thứ tư. Mệ ngoại nó giao cho nó 10 vé số. Mỗi vé mua 3 hào, bán 4 hào. Nó mang theo 5 hào tiền cắc để thối. Nó rời nhà từ sáng, đi bộ ra phố, miệng rao ong ỏng, “vé số đây, ai mua vé số không nè.” Rao đến khản cổ nó vẫn chưa bán được cái nào. Đến trưa nó ra đến chợ Đông ba. Lần đầu tiên được ra phố một mình, nó vui lắm. Người xe xuôi ngược với đủ thứ tiếng rao bán hàng dạo xen lẫn tiếng nói chuyện hay chửi rủa nhau của những người đạp xích lô, những người buôn thùng bán gánh, và khách đi chợ. Đâu phải đứa trẻ 8 tuổi nào cũng có được cái tự do đi ra phố Trần Hưng Đạo như nó. Len lỏi giữa dòng người và xe đông đúc, nó không ngớt “vé số đây vé số đây.” Miệng thì rao nhưng đầu nó lại nghĩ lung tung, “bán xong 10 vé số này nó sẽ kiếm được 1 đồng. Mệ ngoại nó sẽ vui lắm khi nó mang tiền lời về nhà. Mệ ngoại nó thương nó lắm. Cái gì nó cũng được ưu tiên làm trước mấy anh chị nó mặc dù nó là con thứ tư. Mệ ngoại nó sẽ cho nó 1 hào để sáng mai đi học ăn hàng.”

“Ê vé số,” giọng của một bà đi chợ cắt đứt dòng suy nghĩ của nó. “Vé số khi mô xổ rứa con?” bà hỏi. “Dạ thứ bảy,” dương cặp mắt nhìn bà nó trả lời. Bà nhăn mặt, “thứ bảy lận à? Chừ mới thứ tư. Thôi bác chưa mua mô. Ngày mơi ngày mốt bác mua hí.” Nói xong bà bỏ đi. Nó đứng lặng im nhìn theo. Nó không nhớ đã đứng vậy bao lâu. Rao từ sáng đến trưa, gần 4 giờ đồng hồ mà chưa bán được vé nào. Nó không ngờ bán vé số lại khó như vậy.

Nó đi sâu vào bên trong chợ, miệng không ngừng rao “ai mua vé số không?” Một lúc sau nó lại gặp lại bà hồi trưa. Bà nhìn nó hỏi, “sáng chừ con bán cái mô chưa?” Nó lắc đầul. “Thôi đưa vé số đây để bác mua cho một cái mì xưa, “ vừa nói bà vừa rút một vé từ xấp vé số của nó. Rồi bà đưa cho nó đồng bạc 5 hào. Nó lục khắp nơi, từ túi áo trên đến túi quần dưới mà vẫn không thấy 5 hào tiền lẻ đâu cả. Nó nhớ mệ ngoại nó bỏ 5 hào tiền cắc vô trong cái túi bằng vải, rồi biểu nó lận vào trong lưng quần. Không biết cái túi rớt đâu rồi. Nó ứa nước mắt nhìn bà khách đi chợ cũng đang nhìn nó. Tin rằng nó mất tiền thật chứ không phải bày trò lừa gạc, bà khách cho nó luôn 1 hào tiền thối. Bà đi rồi mà nó vẫn còn đứng đó khóc sướt mướt. Suốt chiều hôm đó nó không bán thêm một vé nào nữa cả. Cũng may khi về đến nhà mệ ngoại nó chỉ la mà không cho nó một roi nào.

Trận đòn hồi trưa đau quá vì cái trò chơi “mất dạy” của nó. Vừa đi nó vừa tức con nhỏ NP. Nó thề sẽ không bao giờ nói chuyện với đứa con gái tiểu thư ỏng ẻo đó nữa. Nếu không bị chửi “đồ mất dạy” chắc nó đã không đá cặp xách tung toé như vậy. Cái máu lì lợm của đứa trẻ 11 tuổi trong nó cứ dâng trào suốt buổi chiều không làm cho nó nguôi đi được. Nó chẳng thèm rao bán vé số như ngày đầu tiên vào nghề nữa. Ba năm kinh nghiệm đã cho nó biết lúc nào cần rao lúc nào không.

Nó gặp Đông, bạn cùng lớp với nó từ hồi lớp 4 lúc Dì H của nó dạy. Nhà thằng Đông ở đường Mai Thúc Loan, cũng sáu anh em như nhà nó. Hắn là con đầu. Ba hắn đạp xích lô, còn mạ hắn vừa bán quán hàng nhỏ trước cửa nhà vừa làm nội trợ săn sóc một đàn em nhỏ xíu của hắn. Hắn đi bán nước chè đá cũng mấy năm rồi. Thấy mặt nó buồn, thằng Đông hỏi thì mới biết đầu đuôi cớ sự. Nhìn mặt hắn cũng chẳng vui chi. Thì ra vẫn cái tật ham chơi nên bị mất tiền. Tối nay về thế nào cũng bị ba hắn đánh cho một trận nhừ tử. Ba hắn dữ lắm, đánh liền chứ không nói như Dì H. Nó mách kế, “răng mi không làm giống như thằng Thảo cụt?” Hắn nói, “tau thử rồi nhưng họ biết tau giả đò nên không ai cho tau một hào mô cả.”

Thảo bị cụt nguyên cánh tay trái không hiểu vì sao nên có biệt hiệu là Thảo cụt. Hắn chưa bao giờ tới trường mà chỉ đi bán nước trà đá như thằng Đông. Mấy đứa bán nước trà đá cũng giống như mấy đứa bán thuốc lá dạo ham chơi lắm nên dễ bị mất tiền. Một lần nó với thằng Đông đi theo thằng Thảo cụt coi hắn chơi trò “bể ly.” Hắn giấu ly nước trong ấm thằng Đông rồi vừa đi vừa khóc. Ai hỏi, hắn nói mấy thằng bụi đời làm bể ly nước của hắn. Hắn không bán được nước, tối về sẽ bị mạ hắn đánh chết. Hắn nói láo vì hắn làm chi có mạ. Hắn ở với dì dượng. Vì thấy hắn cụt tay nên người ta thương rồi cho hắn tiền. Nó nghĩ, “Thảo cụt rứa mà hên. Như nó với thằng Đông có ai thương mô.”

Hai đứa hắn ngồi xẹp xuống giữa chợ, rầu rỉ nghĩ về cái xui xẻo hôm nay. Thằng Đông nói tối nay hắn không dám về nhà. “Mi tính đi mô?” nó hỏi. “Tau sẽ nhảy tàu đi Đà nẵng,” hắn nói. Sau một hồi im lặng, nó đòi đi theo. Nó nghĩ nó có tiền bán vé số, chắc không bị đói nên nó không sợ. Còn khoãng 20 vé chưa bán, nó cất vô túi xách.

Nó theo thằng Đông leo lên toa chở hàng phía cuối đoàn tàu. Toa này toàn là hàng hóa như gạo, mì, sắn, bắp… Đằng kia là mấy chuồng gà, vịt, và heo. Cả một toa tàu ngỗn ngang. Toa không có ghế ngồi nhưng cũng có khoãng 10 người. Đa số là phụ nữ. Chắc họ là chủ của những đống hàng hóa kia. Cả hai đứa hắn leo lên mấy bao gạo ngồi. Mấy người buôn chỉ thoáng nhìn hai đưá hắn rồi quay lại nói chuyện với nhau.

Một lúc sau tàu chuyển bánh. Gió mát ùa vào bên trong. Thằng Đông nằm dài trên mấy bao gạo lớn, bắt đầu lim dim ngủ. Cặp mắt nó liếc ngang liếc dọc lộ vẻ sợ sệt. Nó chui xuống ngồi giữa mấy bao gạo lớn. Lần đầu tiên nhảy tàu nên nó lo lắm. Nếu bị bắt giữa đường, họ sẽ đuổi nó xuống khỏi tàu. Nó sợ không biết đường về nhà. Lần đầu tiên nó đi xa như vậy.

Đoàn tàu từ từ tiến vào ga Lăng cô lúc xế chiều. Vì là tàu chở hàng nên phải dừng lại tất cả các ga lớn nhỏ để lấy thêm khách và hàng hóa chứ không chạy thẳng như tàu tốc hành. Toa hàng nơi hai đứa hắn ngồi càng ngày càng chật ních hàng hóa và người. Đủ thứ mùi bốc lên từ lương thực khô và ướt, xen lẫn mùi hôi từ lông và phân của súc vật.

Qua khỏi ga Lăng cô không xa thì một kiểm soát viên xuất hiện. Nó run trở lại. Thằng Đông đã thức từ lâu. Hắn rời chỗ ngồi trên các bao gạo, len lỏi về phía người kiểm soát vé rồi băng qua ông ta như chẳng có chuyện gì xảy ra. Nó nhìn Đông thán phục,”răng hắn gan rứa!” Khi ông ta đến gần, nó sợ quá ngồi úp mặt giữa hai đầu gối giả vờ ngủ. Ông ta bước ngang qua nó mà chẳng thèm hỏi han gì. Nó thở phào nhẹ nhõm khi ông ta đi sang toa khác. Một lúc sau thằng Đông trở lại. Hắn nói mấy ông kiểm soát vé gặp mấy thằng nhóc nhảy tàu đi bụi đời quen rồi. Không hỏi cũng biết là nhảy tàu.

Đêm đó nó và thằng Đông ngủ ở ga xe lửa Đà nẵng. Lần đầu tiên nó không ngủ ở nhà. Nó không thể nào chợp mắt được. Không biết bây giờ mệ ngoại, Dì H, và mấy chị em nó có biết nó ở đâu không? Cả nhà nó biết nó bị đòn hồi trưa nhưng chắc không ai nghĩ nó sẽ trốn nhà đi bụi đời. Mệ ngoại nó có biểu mấy chị em nó đi tìm nó không? Nó được bà cưng lắm, chỉ sau đứa em gái út của nó thôi. Nó nghĩ mà thương mệ ngoại của nó quá. Bà thường mua đồ cho nó ăn vì nó hay xoa bóp tay chân cho bà lúc bà bị nhức mỏi mỗi khi trở trời. Những lúc đó, bà thường kể chuyện hồi xưa và chuyện ba mạ nó gặp nhau như thế nào.

Mệ ngoại nó thương ba nó nhất trong ba người con rễ vì hiền lành và cùng quê. Hai dì nó cũng khen ba nó đẹp trai, học giỏi, sống có tình, và đặc biệt thương vợ con. Mệ ngoại nó không có con trai nên thương ba nó như con đẻ. Những lúc mấy anh em nó phá phách, mệ ngoại và hai dì nó cứ than phiền, “vì răng cây ngọt mà sinh trái đắng?” Ba với mạ nó là trời sinh một cặp. Mệ ngoại nó cứ thở dài vì không biết ngày nào ba nó mới được thả về nhà với vợ con. Bà đâu có ngờ gia đình nó lại bi đát như vậy. Mấy chị em nó chỉ ước ao có được một bữa cơm thật no nhưng suốt mấy năm dài chưa bao giờ có. Nó vẫn nhớ hồi lớp 5, cô Hà hiệu trưởng đến thăm Dì H. Dì dắt cô qua nhà nó đúng bữa ăn trưa. Dì chỉ cho cô thấy nồi cơm mà không thấy cơm, chỉ toàn là bắp khô vàng khè, cái thứ ăn vô không tiêu được. Thời gian đó đói lắm nên mấy chị em nó ăn sắn luộc thế cơm và bị trúng độc phải đem đi cấp cứu. May mà không có đứa nào chết cả…

Đang suy nghĩ nó thấy mắt nó ướt. Nó nhớ nhà quá. Nhưng bây giờ nó không dám về. Nó đã không đủ tiền vì còn mấy vé số nó đã không bán. Nó đã xài mấy đồng mua đồ ăn cho nó và thằng Đông. Nó chẳng biết làm gì bây giờ. Từ nay nó sẽ không được trở về nhà nữa.

Thằng Đông và nó đi lang thang mấy con đường nhỏ gần ga xe lửa. Chẳng ai thèm để ý tới hai đứa trẻ con áo quần dơ dáy. Nó mua hai ổ mì rồi đưa cho thằng Đông một ổ. Hai đứa ăn một chút là xong. Vừa đi qua một tiệm bán vé số, nó chợt nhớ đến mấy cái vé số xổ hôm qua. Nó hồi hộp dò. Tim nó đập nhanh khi thấy một vé của nó có số 8945, lô trúng 45 đồng. Nó khoe với thằng Đông. Hai đứa mừng rỡ nhảy cởn lên. Tự nhiên nó có số tiền lớn. Cả ngày nó bán 100 vé số chỉ có 40 đồng. Thằng Đông bán nước trà đá, cả vốn lẫn lời chỉ có 12 đồng. Nó giàu to rồi. Ngoài số tiền 40 đồng nó phải đem về nhà, nó còn dư tới 30 đồng. Nó không sợ nữa. Nó có thể về nhà được rồi. Nó nói ý định đó với thằng Đông. Hắn buồn vì phải ở lại một mình. Thằng Đông không còn tiền. Hắn chơi thua hết rồi. Hắn sợ về nhà sẽ bị ba hắn đánh chết… Suy nghĩ một lúc, nó quyết định cho thằng Đông 15 đồng. Nó vẫn còn 15 đồng. Hai đứa mừng lắm, nhảy chuyến tàu chiều từ Đà nẵng trở lại Huế.

Tiếng còi tàu được kéo lên liên tục đưa nó về với hiện tại, cắt đứt dòng suy nghĩ của nó về chuyện 4 năm về trước. Tàu đang về tới ga xe lửa Đà nẵng. Nó nhảy xuống tàu rồi thoát qua cửa kiểm soát bằng cách giả vờ đẩy xe chở gạo cho một bà đi buôn. Trời bên ngoài đã bắt đầu tối. Nó đi lang thang trong khu vực nhà ga. Bụng đói mềm. Nó mua một ổ bánh mì. Xong buổi tối trong nháy mắt, nó chạy tới vòi nước rửa tay gần đó làm một hơi đầy bụng. Nó đang suy nghĩ tối nay sẽ ngủ ở đâu. Ga xe lửa đông đúc những người chờ đợi tàu đến và đi. Những người khách nhìn nó nghi ngờ khi nó len men tới gần họ. Nó trông chẳng khác gì một đứa bụi đời thích ăn cắp vặt. Vừa ngồi xuống một chỗ bỏ trống thì một ông bảo vệ tới hỏi nó đi đâu. Chưa kịp trả lời thì nó đã bị ông ta nắm lấy cổ áo tống ra khỏi khu vực chờ đợi của nhà ga. Nó lủi thủi đi ra ngoài, đến chổ một cây đèn điện sáng trưng đang có mấy đứa trẻ bụi đời vừa chơi vừa văng tục. Đằng xa kia có mấy người lớn tuổi đang ngồi. Hình như họ là những người bán hàng rong. Yên tâm sẽ không bị đuổi như hồi nãy, nó chạy tới đó, kiếm một góc tối ngồi xuống…

Nó vừa xong lớp 10 nhưng thuộc diện vớt. Nó nhớ điểm môn toán học kỳ 1 của nó là 5,3, học kỳ 2 la 4,7 nên điểm trung bình cả năm chỉ được 4,9 vì học kỳ 2 là hệ số 2. Nó đã phải ở lại lớp 10 nếu như thầy L dạy toán không vớt nó lên. Thầy L là bạn dạy học của ba nó trước 1975.

Suốt năm lớp 10 nó đã chuồn học nhiều lắm. Không phải nó nhác học mà vì nó phải trốn học sau giờ giải lao để về bán cho xong vé số. Nó chuồn học ít nhất 3 lần mỗi tuần. Chỉ có thằng N lớp trưởng biết thôi. Nó về đến nhà cũng tối, mệt và đói rồi. Ăn xong là nó leo lên giường ngay, làm một giấc tới sáng. Ngày qua ngày nó càng mất căn bản tất cả các môn học, nhất là toán. Sang học kỳ 2 nó đi bán thêm bánh mì buổi tối nữa. Xong vé số, nó đi lấy bánh mì bán tiếp đến nửa đêm mới về nhà. Nếu bán không hết nó đem bánh mì về nhà chia cho mấy chị em nó ăn, coi như hôm đó lỗ. Nó vẫn nhớ câu rao mà tụi bạn bán bánh mì của nó hay giỡn, “mì nóng ngon dòn ban ngày còn hấp lại ai dại mua mì nè.” Tất nhiên chỉ là giỡn thôi chứ ai lại mua bánh mì cũ. Có nhiều đêm trời tối lắm, không có trăng sao mà lại không có đèn điện. Trong đêm tối chỉ có một mình nó với cái bóng trong các hẽm vắng. Nhiều lúc nó sợ ma lắm, nhất là ngang qua ngã tư Âm hồn, nơi có cái miếu thờ những ngươì chết hồi kinh đô Huế thất thủ (1885), hay đường 68 nơi mà có nhiều người chết trong dịp Tết Mâu thân. Nó vẫn nhớ con đường Nhật lệ, gần chỗ nhà TT, một đứa con gái lớp nó. Mỗi lúc đi ngang đây, nó không rao bánh mì nữa vì sợ người nhà bạn nó gọi vô mua bánh mì. Một vài lần nó thấy mấy đứa con gái lớp nó tụ họp ngay trước nhà TT nói chuyện. Nó run lắm, im lặng ôm bao bánh mì lướt qua mà tim đánh như trống trong lồng ngực. Cũng may đoạn đường đó tối lắm nên không ai nhận ra nó.

Còi tàu thỉnh thoảng réo lên như cố nhắc nó đang ở đâu...

Đêm qua nó lấy xe đạp của anh nó đi thồ. Lúc anh nó ngủ, nó đạp xe lên ga xe lửa Huế. Tàu đến trễ nhưng nó cũng bắt được một người khách. Ông ấy muốn nó chở ra An Hòa với giá 5 đồng. Nó mừng lắm vì thấy kiếm tiền quá dễ. Khi xe lao xuống cầu Phú xuân chuẩn bị quẹo trái thì một chiếc xích lô từ trong bến xe Nguyễn Hoàng chạy ra. Vì nhỏ con lại không kinh nghiệm, nó mất thăng bằng và té nhào xuống đường. Ông khách nhảy ra kịp, chửi tục inh ỏi rồi bắt một chiếc xe khác đi mất. Chỉ còn nó thương tích và chảy máu đầy mình với chiếc xe đạp bị vẹo cả hai bánh xe. Đêm đó nó vác xe về nhà, lo sợ. Ngày mai anh nó phát hiện xe hư chắc là có chuyện lớn. Nó nhẹ nhàng đặt chiếc xe đạp vào nhà rồi trốn đi.

Tiếng còi tàu réo liên tục làm nó thức giấc. Trời ửng sáng, chắc chỉ mới 5 giờ. Tháng 7 nóng nực nhưng nó thấy hơi lạnh. Chắc đêm qua nó ngủ dưới sương không mền đắp nên bị cảm. Nó chạy tới vòi nước rửa mặt và vò lại đầu tóc bù xù. Lục túi quần chỉ được hơn 1 đồng, nó mua một ổ mì không. Xong điểm tâm mà nó vẫn chưa biết trưa, tối hay ngày mai sẽ ăn gì. Nó cũng không biết nó sẽ làm gì để có tiền. Nó nghe người ta nói ở Đà nẵng có nhiều tiệm sửa xe Honda. Có thể nó xin vào giúp việc lặt vặt rồi học nghề và làm đệ tử cho ông chủ của một tiệm sửa xe nào đó. Ở Huế nhiều đứa bụi đời, bán thuốc lá làm vậy mà sống. Nó không muốn trở về nhà để đi học nữa. Nó học tệ quá, lên lớp đã là cái khó cho nó rồi. Nó biết nhiều người hết lớp 12 rồi đi lính hay đi học nghề. Có khá hơn gì đâu nếu như nó nghỉ học từ bây giờ. Nó vẫn nhớ ba nó hay dặn mấy chị em nó mỗi lần đi thăm nuôi, “mấy đứa con không được bỏ học nghe chưa. Khi mô ba về ba sẽ dạy lấy lại căn bản.” Biết bao giờ ba nó mới về mà dạy…

Mãi suy nghĩ nó bước ra khỏi sân ga lúc nào không hay. Xe cộ đã bắt đầu chạy ngoài đường. Những chỉếc xe xích lô máy phát ra tiếng kêu khó chịu, át cả cái tiếng xục xịch của mấy chiếc xe ba gác cũ kỹ. Honda ở đây nhiều hơn Huế nhưng chủ yếu vẫn toàn là xe đạp.

Trời đã trưa. Nắng đã lên và bắt đầu nóng. Nó đi dọc mấy con đường xung quanh ga xe lửa vì sợ bị lạc. Nó không biết nhiều về Đà nẵng. Chỉ nghe nói nó có một người anh bà con ở thành phố này. Nó đi ngang qua những tiệm sửa xe đạp và Honda. Nó hỏi người ta nhưng chẳng ai chịu nhận nó cả. Có ai biết nó là ai mà dám cưu mang nó chứ. Đói bụng, nó xin nước uống rồi đi tiếp. Đến chiều, bụng nó đau và nó thấy mệt nhiều. Nó trở về ga xe lửa rồi kiếm một góc đèn ngồi nghỉ. Nó thiếp đi trong cơn đói cồn cào.

Nó nhớ lại cái thời gian nó đi bán vé số hơn 7 năm dài. Lúc đầu nó chỉ bán xung quanh phố Trần Hưng Đạo và chợ Đông ba. Về sau vì có nhiều người bán vé số nên nó phải đi xa hơn. Nó qua cầu Tràng tiền, về Đập đá và Vĩ dạ. Nó đi bộ theo đường Bà Triệu qua An cựu, tới nhà thờ Phú cam, rồi cầu Bến ngự và Nam giao. Nó lết lên tới nhà máy vôi Long thọ, băng qua cầu Bạch hổ để về Kim long. Sau này nó chuyển chổ về đường Huỳnh Thúc Kháng, xuống Măng cá và Bao vinh. Từ đây nó đi ra An hòa, về Tây lộc hay qua Chi lăng, lên Gia hội để về Thương bạc trước khi xổ số lúc 7 giờ tối.

Nó có nhiều bạn bán vé số lắm, tốt có xấu có. Nó quen Nghị, thường được nó gọi là Tôn Sĩ Nghị, từ cái thú chơi đá banh ở xóm. Nhà thằng Nghị cũng nghèo như nhà nó. Hắn khôn hơn nó nhiều. Hắn thường đi sớm để bán cho mấy người hay mua vé số trước khi nó tới. Nhiều hôm nó chẳng bán được bao nhiêu vì đi chậm. Gần đến giờ xổ số mà vẫn còn nhiều vé lắm. Nó phải đu xe lam ba bánh từ Bao vinh lên phố Trần Hưng Đạo để bán vào giờ cuối. Nhiều người thích mua vé số trước giờ xổ vì họ tin rằng mấy vé này hên hơn. Trời thương mấy đứa bán vé số với cái niềm tin không thật đó!

Thằng Nhân ở Bao vinh là đứa nó không ưa nhất. Hắn biết nhiều người ở đây nên bán nhiều lắm. Nó biết mấy người này nhưng không dám mời họ vì sợ thằng Nhân kêu băng đảng chận đường. Mỗi ngày thằng Nhân bán trên 200 vé dễ ẹt. Nó chỉ ước bán bằng nửa số đó thôi. Nó nhớ thằng Nhân với câu rao chế nhạo, “vé số tối xổ, mai dò, mốt xé, ngày kia mua lại nè.”

Thằng Đức là đứa hiền nhất. Nhà hắn ở gần cầu Đông ba. Lúc trưóc nhà hắn giàu nhưng vì ba mạ hắn buôn bán bị lỗ nên hắn phải đi bán vé số. Tính hắn thiệt thà nên nó thích đi bán vé số chung. Hơn nữa nó và thằng Đức đều học lớp 9. Hắn nói hắn là học sinh giỏi. Hắn cố gắng năm lớp 9 đó được học sinh giỏi để khỏi phải thi vượt cấp lên lớp 10. Thằng Đức chỉ bán vé số nửa năm rồi sau đó nó không gặp hắn nữa.

Nó ghét nhất là gặp mấy đứa nữ mỗi khi đi bán vé số. Lớp hắn có HN, ở ngay cửa Đông ba. Những buổi chiều mấy đứa con gái gặp nhau ở nhà HN tán gẫu làm nó không dám đi qua để về nhà ở trong thành nội. Nó phải đợi đến lúc tụi đó giải tán mới đi được. Đôi lúc chờ lâu quá, nó phải liều mà chạy nép bên hông mấy chiếc xe ba gác hay xích lô chở hàng để thoát thân.

Nó choàng dậy vì tiếng ồn ào xung quanh. Mở mắt ra, nó thấy bọn nhóc bụi đời và những người bán hàng rong chạy tán loạn. Thì ra bảo vệ đuổi họ đi. Nó chồm dậy chạy ra ngoài đường.
Phải làm gì bây giờ để chống chọi với cơn đói bụng. Ở đây có nhiều trẻ bụi đời quá. Bọn chúng đã quen mấy mối khuân vác lặt vặt ở ga rồi. Chúng lại có phe với nhau cả. Nó chỉ đứng mà không dám tới gần đứa nào. Đã hơn một ngày nó không có gì trong bụng.
Nó thấy một cặp vợ chồng ở vĩa hè bên kia đường. Nằm giữa họ là một thằng bé chừng 2 hoặc 3 tuổi nhưng trông gầy ốm lắm. Nó đi sang bên đó kiếm một chỗ trống để nằm. Người đàn ông nhìn chằm nó trong khi ông ta đang đắp lại cái mền vá chằng chịt cho người đàn bà và thằng nhỏ.

Ba nó bị bắt đi tù cải tạo lúc nó mới bắt đầu lớp 3. Nó vẫn nhớ một ngày không lâu trước khi ba nó đi. Hôm ấy đi làm về, ba nó nói chuyện với mạ và mệ ngoại nó. Nó nghe loáng thoáng, “con bị rồi mạ ơi.” Ngày ba nó đi, thầy K hiệu trưởng, lúc đó cũng bị buộc phải thôi việc, đưa ba nó đi. Ông không đem theo nhiều đồ đạc lắm ngoài một cái ba lô nhỏ. Nó vẫn nhớ ba nó ôm và biểu nó dắt tay thằng Du, em trai nhỏ hơn nó 2 tuổi, tới học mẫu giáo ở trường Cô Đóa, ngay ngã tư Hùng Vương và Nguyễn Hiệu. Ngồi sau lưng thầy K, ba nó vẫy tay, “ba đi rồi chiều ba về.” Nó đâu có ngờ ba nó đi lâu như vậy…

Mạ nó im lặng sau ngày ba nó đi. Mạ nó đi thăm ba nó vài lần ở trại tù cải tạo Bình điền. Lần sau chót mạ nó bị trúng độc rồi ngất xỉu ở trên núi. Mấy chị em nó đi đò về trước với mệ ngoại. Mạ nó ở lại trên đó một ngày mới về. Sau lần đó mạ nó mắc bệnh tâm thần. Nó nghe mệ ngoại và hai dì nó nói lúc nhỏ mạ nó được ông ngoại cưng lắm. Lớn lên lấy chồng được ba nó cưng. Mạ nó chỉ biết đi dạy. Việc nhà cửa bếp núc đã có người ở lo hết rồi. Sau khi ba nó đi, mạ nó bị chấn động tinh thần nên bị điên. Lúc đầu nhẹ chỉ nói lẩm bẩm gì đó trong miệng không ai nghe được. Về sau la lối om xòm. Buổi tối mạ nó không ngủ, suốt đêm chỉ ngồi và nói chuyện với bóng tối. Mấy chị em nó sợ lắm vì nghe nói người điên thấy được ma. Mạ nó ghi tên nhiều người lên tường rồi lấy đá gạch nện vào đó. Mệ ngoại nó gởi mạ nó sang nhà thương điên, nhưng chỉ một tuần bác sĩ cho về. Thời gian sau này mạ nó hay đi lang thang ngoài đường. Lúc đầu chỉ quanh xóm, rồi dần dần đi xa hơn. Cuối cùng mạ nó ra đến tận chợ Đông ba. Những người buôn bán ở chợ biết mạ nó là cô giáo, nói được tiếng Anh và Pháp, nên họ gọi là Cô T. Người ta cho mạ nó ăn rồi hỏi chuyện. Mạ nó không nhớ ba nó còn ở tù mà vẫn luôn miệng, “chồng em đi chấm thi rồi. Chiều chồng em về rồi dắt em đi chơi Đà lạt bằng máy bay.” Họ cho mạ nó ăn cơm với thịt, mạ nó vừa ăn vừa oang oang, “mạ em nấu thịt kho ngon lắm. Ngày mô mạ em cũng kho thịt cho em ăn hết.” Mạ nó chỉ sống trong ảo tưởng của những ngày đẹp nhất đời mình. Ngày mạ nó mất, nhiều đoàn người tự giới thiệu là đại diện chị em tiểu thương ở chợ Đông ba, vào nhà nó thăm viếng. Nó vẫn nhớ họ nói với Dì H, “cô T điên mà khôn lắm chị ơi.” Mắt mạ nó vẫn mở lúc mạ nó chết. Cả nhà nó chạy đôn chạy đáo lo đủ thứ. Nó phải ngồi vuốt mắt mạ nó cho đến lúc nhắm mới thôi. Nó sợ lắm vì lúc đó mạ nó không còn là mạ nó nữa. Mạ nó đã thành ma rồi.

Trời sáng. Nó chịu không nổi cái đói thắt bụng. Nó không muốn chết. Phải làm gì để có tiền bây giờ. Ngoài bộ áo quần trên người, nó chỉ có đôi dép còn mới. Áo quần phải có nhưng giày dép có thể không. Đi chân đất dễ chạy nhanh hơn. Bán được 7 đồng, nó quyết định mua một gói xôi 1 đồng, vừa rẻ vừa chắc bụng.

Nó tiếp tục lang thang không biết ngày mai hay tương lai của nó sẽ như thế nào.

TDH 2011



Được sửa bởi Duat Nguyen ngày Fri Aug 10, 2012 1:53 am; sửa lần 3.

Duat Nguyen

Đến từ : Houston, Texas, USA

Về Đầu Trang Go down

NÓ           Empty Quá cảm động

Bài gửi  doantrang Thu Dec 01, 2011 10:50 am

Câu chuyện quá cảm động! Có phải "Nó" chính là nhà văn TDH không?

doantrang

Đến từ : Houston, Texas, USA

Về Đầu Trang Go down

NÓ           Empty Re: NÓ

Bài gửi  phuonghiep Thu Dec 01, 2011 11:44 pm

Hay qua, doc cau chuyen nay xong that xuc dong, nho lai qua khu ngay xua cua minh. Rua hoi xua, rang No khong vo ga Danang he, luc do se nghe tieng rao " Ai mua nuoc che da lanh khong" cho thanh mot cap hi? Cung nho qua khu ma day cho chung ta su truong thanh va phan dau trong moi cong viec.
Cong nhan tac gia TDH co tai viet van hay thiet nghen.

phuonghiep

Đến từ : Sanjose, CA

Về Đầu Trang Go down

NÓ           Empty Hắn

Bài gửi  doantrang Fri Dec 02, 2011 6:46 am

Sau khi đọc bài về "Nó", vợ "Hắn" thật sự xúc động vì cảm phục "Nó" và thấy man mác một mảnh đời của "Hắn" trong đó. Hắn nói rằng, nếu ngày đó "Nó" lên ga Huế bán vé số thì có thể gặp "Hắn". Trời sinh "Hắn" vai u thịt bắp nên hắn ra ga Huế vác gạo thuê kiếm tiền cho mạ Hắn mua gạo suốt thời niên thiếu. Nhà "Hắn" nghèo lắm nhưng anh em "Hắn" đều ham học. Hắn kể rằng hắn khóc suốt 3 ngày khi bị đuổi khỏi lớp chuyên Toán Huế vì lý lịch ba Hắn, rồi sau đó không bao giờ khóc nữa dù gặp biết bao điều không may khác trong cuộc đời. Hắn thi đại học 2 lần, đủ điểm đi nước ngoài nhưng bị không cho đi học, cho nên Hắn phải đi bộ đội 4 năm để "rửa tội" cho ba Hắn, để cho anh em Hắn được học đại học... Rứa mà Hắn vẫn rất vô tư và tin tưởng ở nhân quả..."Ở hiền gặp lành"...Thật sự đúng như trường hợp "Nó" và "Hắn"..."Nó" bây giờ đã có một sự nghiệp vững chắc và một gia đình hạnh phúc. Hắn thì bây giờ lúc nào cũng cười hề hề vì trong những ngày hàn vi đó, vợ Hắn lúc đầu chỉ "thương hại" Hắn thôi, nhưng có lẽ vì Hắn "lì" quá nên rồi vợ Hắn "thương thiệt" Hắn lúc nào không biết? Basketball

doantrang

Đến từ : Houston, Texas, USA

Về Đầu Trang Go down

NÓ           Empty No va Han

Bài gửi  phuonghiep Fri Dec 02, 2011 8:43 am

Đọc 2 câu chuyện NÓ và HẮN, Hiệp nhớ lại tuổi thơ của bọn mình rất cực khổ, nhất là những ngày Ba phải đi học tập vì tham gia chế độ cũ, phải giúp Me kiếm cơm, lo cho cả gia đình. Mỗi lần đọc lại câu chuyện này, nhớ lại thời gian xưa, chắc sự vất vả khó khăn đã tôi luyện cho bọn mình có được ngày hôm nay. Đó là điều khiến mỗi chúng ta thật hạnh phúc và tự hào nhất, phải không các bạn!
Tặng Nó và Hắn, vài câu thơ sau

Nhớ ngày xưa khi tôi còn nhỏ
Mười mấy tuổi giúp mẹ thay cha
Sáng ra khuân vác kiếm tiền chợ
Tối về ráng học cố thành danh
Hôm nay tôi đã thành ông Trạng!
Lòng tự hào nhớ chuyện thuỡ xưa
Vẫn luôn ghi mãi lời mẹ dặn
Cực trước mà Sướng sau con nhỉ.

phuonghiep

Đến từ : Sanjose, CA

Về Đầu Trang Go down

NÓ           Empty Nó, Hắn, và những người bạn

Bài gửi  Duat Nguyen Fri Dec 02, 2011 2:04 pm

Cũng nhờ bài Nó nên vợ Hắn (sorry) đã khai lý lịch của Hắn. Còn "cô bé bán nước trà đá" ở ga xe lửa Đà nẵng cũng có quá khứ kiêu hãnh thiệt nghe. Rứa thì nên gọi: Nó (guy), Ná (gal), và Hắn (người tình chung thuỷ mà vợ hắn từ "thương hại" tới "thương tâm, thương thầm, thương phục, và..... thương thiệt." (Nhờ lì hay liều hay lanh hay lẹ mà Hắn chinh phục được giai nhân rứa?)

Ai cũng có quá khứ để nhớ và tự hào. Như Hiệp nói, quá khứ sẽ làm cho mỗi người chúng ta biết cám ơn và trân quý những gì đang có.
Hồi xưa, đói mà chưa chết thì bây giờ thiếu là chuyện không đáng nói.
À, Duật biết có một Nó vé số thành duyên với Ná nước trà đá.
Rồi có vài Nó và Ná bán cả hai cái: vé số và nước trá đá hay thuốc lá và vé số. Không biết mấy Nó Ná ni có giàu hơn không nữa?
Cám ơn Hiệp về bài thơ. Hay và ý nghĩa lắm.

Duat Nguyen

Đến từ : Houston, Texas, USA

Về Đầu Trang Go down

NÓ           Empty Cảm động quá!

Bài gửi  THMC Fri Dec 02, 2011 9:25 pm

Đọc lời của các bạn về "Nó", "Ná" và "Hắn" mà thương quá. Bây giờ Nó, Ná và Hắn đều thành danh cả rồi. Đừng nói chuyện quá khứ nữa, nhờ có quá khứ mới có tương lai hôm nay. CHÚC MỪNG NÓ, NÁ VÀ HẮN.
THMC
THMC

Đến từ : Hochiminh city-Vietnam

Về Đầu Trang Go down

NÓ           Empty Re: NÓ

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết