MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 29 người, vào ngày Thu Mar 02, 2023 1:08 am
Latest topics
» MERRY CHRISTMAS
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptyFri Dec 18, 2015 2:18 pm by THMC

» Chúc mừng Sinh Nhật Đoan Trang
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptySun Jun 08, 2014 9:42 pm by THMC

» Chúc Mừng Sinh Nhật anh Hữu Hòa
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptySat Jun 01, 2013 7:31 pm by doantrang

» Believe - The Complete Shamu Show at Sea World
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptySat Jun 01, 2013 7:22 pm by doantrang

» Nha Trang ngày về
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptyFri May 31, 2013 10:53 am by doantrang

» BUỒN
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptyThu May 23, 2013 11:30 pm by Duat Nguyen

» Em Đã Từng Yêu
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptyThu May 23, 2013 11:29 pm by Duat Nguyen

» Trả lại em
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptyThu May 16, 2013 5:48 am by doantrang

» Tình ngoài tay với
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptyTue May 14, 2013 8:27 pm by THMC

» Thử nghiệm.
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptyTue Apr 30, 2013 1:04 pm by THMC

» Nhớ người.
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptyFri Apr 26, 2013 9:40 am by huuhoa

» Mơ thấy em
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptySun Apr 21, 2013 10:05 am by THMC

» Giới thiệu khách viếng thăm mới!
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptyMon Mar 25, 2013 2:17 pm by Admin

» From Souvenirs to Souvenirs by Demis Roussos
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptySun Mar 24, 2013 10:34 pm by Duat Nguyen

» Tình là cái tình chi!
BÓI TOÁN NGÀY XUÂN EmptySun Mar 24, 2013 8:09 pm by Ngọc Vinh

ĐỒNG HỒ
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


BÓI TOÁN NGÀY XUÂN

Go down

BÓI TOÁN NGÀY XUÂN Empty BÓI TOÁN NGÀY XUÂN

Bài gửi  THMC Sat Jan 07, 2012 10:08 pm

Chào các bạn.
Một người bạn của MC vừa viết bài này và gởi cho MC, nhân tiện xuân đến, MC đưa lên cho các bạn đọc cho vui nghe.


NHÂN NGÀY XUÂN, NÓI CHUYỆN CẦU MAY TÂM LINH BẰNG TIỀN CỔ

Bác sĩ NGUYỄN ANH HUY

BÓI TOÁN NGÀY XUÂN Hinh1gy

0. Tết đến, phần lớn người phương Đông ai cũng nghĩ đến việc trang trí ngôi nhà của mình với những vật dụng “Linh vật cát tường” thật ý nghĩa để đón tết cho một năm mới đầy may mắn, vui vẻ. Có người để an ủi tinh thần hơn, cầu may hơn, còn đi xem bói, đó là một tập tục cổ truyền khó bỏ được...
Việc xem bói hoặc trang trí nhà cửa để cầu may ổng dân gian cũng rất thiên hình vạng trạng, nghiên cứu không hết, chẳng hạn như chưng cây mai vàng nở hoa ngày tết(1), vừa để trang trí rất ý nghĩa vì chữ “mai” đồng âm với chữ “may (may mắn)”, rồi sinh ra tục bói mai... Hoặc ngay cả việc trưng bày trái cây trên bàn thờ ngày tết, không còn là ngũ quả như trước đây, mà chỉ còn 4 loại quả là mảng cầu, dừa, đu đủ, xoài, nói tắt là “cầu, dừa, đủ, xoài”, theo phát âm của người miền Nam nghe như là“cầu vừa đủ xài”, tức mong ước kiếm ra tiền vừa đủ trang trải cuộc sống...
1. Ngoại trừ tượng, tranh..., những đồng tiền mang niên hiệu của những vị vua đặc biệt, hoặc các loại tiền bùa, tiền có mỹ hiệu tốt, chúc phúc... được các nhà phong thuỷ bói toán, hoặc các đại gia săn lùng không kém. Người ta muốn sở hữu các vật ấy, thầy bói thì muốn việc gieo quẻ được linh thiêng hơn, các đại gia thì mong mỏi gia đình mình, dòng họ mình được “Ngũ phúc lâm môn”, tức 5 loại phúc: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
1.1. Một dạo, giới buôn cổ vật hỏi muốn mua ở tôi “đồng tiền Vạn Lịch”, với “-Giá mấy cũng mua !”, nhưng điều kiện kèm theo là đồng tiền ấy phải “thích 4 chữ vàng !”. Rất nhiều người đã hiểu rằng “đồng tiền vạn lịch” là đồng tiền của vua Vạn Lịch (Thần Tông nước Đại Minh - Trung Quốc, 1573-1620) được khảm 4 chữ bằng vàng! Nghe xong, tôi cười: -Nếu đồng tiền “Vạn Lịch thông bảo” của vua Minh đúc chất liệu bằng vàng thì cũng bình thường, vì đó chỉ là bằng chất liệu quý mà ông vua nào cũng có thể đúc; chẳng lẽ trên đời này thật sự có đồng tiền Vạn Lịch bằng một chất liệu khác nhưng lại được “thích 4 chữ (bằng) vàng” ?! Sự săn lùng này xuất phát từ một sự tích đã đi vào ca dao trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam mà ta vẫn thường nghe:
Đồng tiền vạn lịch thích bốn chữ vàng,
Anh uổng công anh thương nàng bấy lâu...
Vì hầu ai cũng biết câu chuyện cổ tích này, nên ở đây, tôi không nhắc lại nội dung câu chuyện để phân tích sâu hơn, nhưng tôi cho rằng cách hiểu trên là không đúng! Bởi 4 chữ “vàng” ấy không phải là 4 chữ khảm bằng vàng, mà là 4 chữ mang những nghĩa tốt hơn cả ngàn vàng, chẳng hạn như “Ngũ phúc lâm môn”, “Cát tường như ý”, “Vạn sự như ý”, “Nhất phàn phong thuận”...; và khi đúc ra đồng tiền ấy để trang trí, người ta cầu mong những ý nghĩa ấy được “vạn lịch (muôn đời)” tức là được tốt mãi mãi...
1.2. Thực tế chúng ta thường gặp rất nhiều loại tiền bùa, hoặc tiền mang những lời cầu nguyện, hình bát quái... Đại Nam Thực Lục cho biết: “Canh Thìn, Minh Mạng năm thứ nhất [1820]... tháng 3... Có người dâng đồng tiền cổ, mặt khắc tám chữ “Quốc thái dân an, phong điều vũ thuận”. Vua đưa cho bầy tôi xem và hỏi đúc vào thời nào, đều không biết cả. Vua nói: đồng tiền ấy tuy năm và đời không thể khảo được, chữ đó cũng là lời xưng tụng cầu đảo thôi, song trị thiên hạ mà được như tám chữ ấy thì cũng đủ đấy”.
Dựa vào đó, năm 1837, vua Minh Mạng cho đúc 100.000 đồng tiền đường kính khoảng 50mm, mặt trước ghi 4 chữ “明命通寶 (Minh Mạng thông bảo)”, mặt lưng gồm 40 loại, trong đó 17 loại ghi 4 mỹ tự và 23 loại ghi 8 mỹ tự. Các đời vua sau này cũng theo đó mà đúc các loại tiền tương tự... Tôi tạm phiên âm Hán - Việt 40 mỹ hiệu đó như sau :
- “元亨利貞 (Nguyên hanh lợi trinh)”.
- “福履綏將 (Phúc lý tuy tương)”.
- “四方為則 (Tứ phương vi tắc)”.
- “帝德廣運 (Đế đức quảng vận)”.
- “利用厚生 (Lợi dụng hậu sinh)”.
- “中和位育 (Trung hòa vị dục)”.
- “川至山增 (Xuyên chí sơn tăng)”.
- “天下大同 (Thiên hạ đại đồng)”.
- “萬世永賴 (Vạn thế vĩnh lại)”.
- “萬物資生 (Vạn vật tư sinh)”.
- “解溫阜財 (Giải ôn phụ tài)”.
- “斂福錫民 (Liễm phúc tích dân)”.
- “剛健中正 (Cương kiện trung chính)”.
- “家給人足 (Gia cấp nhân túc)”.
- “悠久無疆 (Du cửu vô cương)”.
- “壽考萬年 (Thọ khảo vạn niên)”.
- “裕國利民 (Dụ quốc lợi dân)”.
- “至公至正無黨無偏 (Chí công, chí chính, vô đảng, vô thiên)”.
- “君君臣臣父父子子 (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử)”.
- “賢賢親親樂樂利利 (Hiền hiền, thân thân, lạc lạc, lợi lợi)”.
- “國泰民安風調雨順 (Quốc thái dân an, phong điều vũ thuận)”.
- “華封三祝天保九如 (Hoa phong tam chúc, thiên bảo cửu như)”.
- “得位得名得祿得壽 (Đắc vị, đắc danh, đắc lộc, đắc thọ)”.
- “六府孔脩三事允治 (Lục phủ khổng tu, tam sự doãn trị)”.
- “萬歲萬歲萬萬歲壽 (Vạn tuế vạn tuế, vạn vạn tuế thọ)”.
- “穆穆皇皇濟濟蹌蹌 (Mục mục, hoàng hoàng, tể tể, thương thương)”.
- “河流順軌年榖豐登 (Hà lưu thuận quĩ, niên cốc phong đăng)”.
- “親親長長老老幼幼 (Thân thân, trưởng trưởng, lão lão, ấu ấu)”.
- “國富兵彊內安外靜 (Quốc phú binh cường, nội an ngoại tĩnh)”.
- “如山如川如岡如阜 (Như sơn, như xuyên, như cương, như phụ)”.
- “福如東海壽比南山 (Phúc như đông hải, thọ tỷ nam sơn)”.
- “萬壽攸酢萬福攸同 (Vạn thọ du tạc, vạn phúc du đồng)”.
- “天不愛道地不愛寶 (Thiên bất ái đạo, địa bất ái bảo)”.
- “追琢其章金玉其相 (Truy trác kỳ chương, kim ngọc kỳ tướng)”.
- “王道蕩蕩聖謨洋洋 (Vương đạo đãng đãng, thánh mô dương dương)”.
- “一人有慶萬壽無疆 (Nhất nhân hữu khánh, vạn thọ vô cương)”.
- “五辰順撫庶績其凝 (Ngũ thần thuận phủ, thứ tích kỳ ngưng)”.
- “自天祐之吉無不利 (Tự thiên hựu chi, cát vô bất lợi)”.
- “四海共之萬世傳之 (Tứ hải cộng chi, vạn thế truyền chi)”.
- “澤及當時恩垂萬世 (Trạch cập đương thời, ân thùy vạn thế)”.
Lý giải nguồn gốc tất cả các câu chúc tụng trên theo điển tích từ Tứ thư - Ngũ kinh rất phức tạp, chúng tôi chỉ giải thích một ví dụ về “Thiên bảo cửu như” được ghi lại trong Tiểu nhã, Kinh Thi phần Thiên bảo: Chúng con lại cầu phúc cho Người 9 điều “Như”(Cửu Như):
Như sơn, Như phụ
Như cương, Như lăng
Như xuyên chi phương chí
Như nguyệt chi hằng
Như nhật chi thăng
Như Nam Sơn chi thọ
Như tùng bách chi mậu.
(如 山 如 阜
如 岡 如 陵
如 川 之 方 至
如 月之 恆
如 日之 升
如 南山 之 壽
如 松 柏 之 茂)
Nghĩa là: Như núi, Như gò
Như đồi, Như lăng
Như dòng sông cuồn cuộn chảy
Như mặt trăng vĩnh hằng
Như mặt trời đang lên
Như núi Nam Sơn trường thọ
Như tùng bách tươi xanh
Chính những ý nghĩa ngàn vàng như vậy, những đồng tiền có mỹ hiệu trên, đã trở thành linh vật cát tường, một đối tượng đang được săn lùng.
*
2. Một chuyện nữa là, với sự “mở cửa” ngày nay, sách Chu dịch và Dự đoán học, Phong thuỷ... của Thiệu Vĩ Hoa (hậu duệ của Nhà dịch lý học Thiệu Khang Tiết thời Tống) được phổ biến rất nhiều, bày người ta cần tìm 3 đồng Càn Long Thông Bảo (của Thanh Cao Tông, 1736-1795) để gieo quẻ dịch lý... Nhiều người đã đổ xô tìm kiếm những đồng tiền hiệu này, nhân đó giới buôn mới cho giá leo thang...
2.1. Không kể Thiệu Vĩ Hoa là người Trung Quốc thì phải lấy tiền Trung Quốc để hành nghề; theo tôi, sở dĩ tiền “Càn Long” được chọn làm vật trung gian thần giao cách cảm, là vì:
- Thứ nhất, hiệu tiền có hai chữ “Càn Long (乾隆)” tương ứng với quẻ “Càn (乾)” là trời, được “Long (隆)” tức “sinh ý hưng long (生意興隆)” (gieo ra thì được quẻ, hàm ý tốt). Nhưng sở dĩ gieo quẻ được “Càn Long” cũng là do chất liệu tiền thời này được đúc rất chuẩn, nên khi gieo, xác suất thành quẻ thường mang tính khách quan...
- Thứ hai, Càn Long đại đế tại vị đến 60 năm, tròn một lục thập hoa giáp. Cho nên, về tính tâm linh trong Đông phương học, người ta rất thích những cái mang tính “thông suốt” như “nhất phàn phong thuận” (thuận buồm xuôi gió) vậy!
2.2. Với những lý do trên, không nhất thiết phải tìm tiền Càn Long để gieo quẻ, tôi xin giới thiệu tiền Việt Nam ta cũng có những hiệu tiền cũng không kém phần tâm linh...
2.2.1. Chúng ta không thể quên truyền thuyết thần Kim Quy đã hai lần hiển thánh giúp đỡ dân tộc Việt ta chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Một giả thuyết gần đây đã tìm cách chứng minh hình Bát Quái trên lưng rùa vàng (Kim Quy) mà sau này dần hình thành học thuyết Bát Quái và Dịch lý... là xuất phát từ dân tộc Việt; việc này tôi không dám bàn vì không có kiến thức. Nhưng thần Kim Quy đã giúp lần 1 là cứu An Dương Vương, và lần thứ hai, thần Kim Quy đã trao cho chúa Lam Sơn thanh kiếm Thuận Thiên (truyền thuyết Hồ Gươm) để đánh đuổi quân Minh... Cho nên khi lên ngôi, Thái tổ Lê Lợi đã lấy niên hiệu “Thuận Thiên” và cho đúc tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo.
Vậy thì dùng đồng tiền Thuận Thiên mà gieo quẻ, cũng sẽ được thần Kim Quy giúp đỡ lắm chứ! Hai chữ “Thuận Thiên” có ý nghĩa lắm chứ:
- Sau khi đánh bại quân Minh, Nguyễn Trãi đã viết “Bình Ngô đại cáo”, trong đó có câu “Thể lòng trời, ta mở đường hiếu sinh!”. “Thể lòng trời” chính là “Thuận Thiên” vậy!
- Gia Cát tiên sinh Khổng Minh, một ông tổ về lý số, với chí phá định mệnh để giúp tri kỷ là Lưu Huyền Đức khắc phục Trung Nguyên - trùng hưng Hán thất, nhưng cuối cùng cũng phải vật vã than thầm “- Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên! Ta không thể nào cưỡng nổi!”.
- Đại thi hào Nguyễn Du, trong Truyện Kiều cũng cho hay:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao!
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài, chữ mệnh, dồi dào cả hai!
Có tài mà cậy chi tài?
Chữ tài liền với chữ tai một vần!
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!”
2.2.2. Nhưng Nguyễn Du đã nói tiếp:
“Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!”
Truyền thuyết cũng có kể rằng Lê Tư Thành, chính là một đồng tử do trời sai xuống đầu thai, sau này lên ngôi là Lê Thánh Tông, lấy niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), cho đúc tiền Hồng Đức Thông Bảo; và đây là một trong những thời đại thịnh trị nhất của Việt Nam. Theo tôi dùng đồng tiền Hồng Đức (có đức lớn) để gieo quẻ, càng có nghĩa hơn: tinh tú của Lê Thánh Tông là đồng tử của trời, chọn đồng tiền vua này để gieo quẻ, chính là đã thuận theo ý trời (thiên thời); ta lại lấy 2 chữ “Hồng Đức” làm đầu (nhân hoà), tức 2 yếu tố quan trọng nhất trong học thuyết Thiên - Địa - Nhân ! Cho nên, cũng chính Nguyễn Du cho biết thêm: “Xưa nay NHÂN định thắng THIÊN cũng nhiều!”, hoặc “Khi nên, TRỜI cũng chìu NGƯỜI !” đó chính là lời dân gian tổng kết: “đức năng thắng số”!
3. Như trên đã nói, sở dĩ Thiệu Vĩ Hoa chọn đồng tiền Càn Long vì kỹ thuật đúc tiền thời này rất cao, chất liệu đồng nhất, do đó người Trung Quốc thích dùng để gieo quẻ.
Nghiên cứu lại kỹ thuật đúc tiền, ta thấy đồng tiền Việt không kém gì tiền Trung Quốc, thậm chí có lúc hơn hẳn. Chính vậy, trong Lịch triều Hiến chương Loại chí, sử gia Phan Huy Chú nói: “-Tôi xét chế độ tiền tệ thời xưa chỉ có tiền Khai Nguyên Thông Bảo của nhà Đường rất là vừa phải... thực đáng nên bắt chước. Các thứ tiền cũ của nước Việt ta chỉ có tiền Hồng Đức, tiền Quang Thuận là gần phép ấy... Nay muốn cho việc đúc tiền được đúng mức, phải nên xa thì bắt chước tiền Khai Nguyên, gần thì bắt chước tiền Hồng Đức. Thế mới được mức nặng nhẹ vừa phải mà có thể tiện dụng cho dân”.
Một điều cần nói về yếu tố mỹ thuật trong việc xây dựng nên khuôn đúc tiền là, vào những thời thịnh trị nhất là như thời Trần - Lê - Mạc (Việt Nam), thì gờ vành đồng tiền cao hơn chữ trong đồng tiền. Trong khi ở những đồng tiền Trung Quốc thì gờ vành đồng tiền chỉ cao bằng chữ trong đồng tiền; còn ở những đồng tiền châu Âu, thì ngược lại, chữ hoặc hoa văn trong đồng tiền lại cao hơn gờ viền đồng tiền! Điều đó nói lên rằng khả năng sáng tạo của cha ông ta: tuy bắt chước hình thức tiền của Trung Quốc, nhưng có cải tiến tạo sự bền vững...
Như vậy, trong quá trình gieo quẻ, khi đồng tiền nằm trên một mặt phẳng thì 2 chữ “Càn Long” trên đồng tiền của Trung Quốc cũng sẽ bị “mòn” dần; ngược lại, dùng đồng tiền “Hồng Đức” của Việt Nam thì 2 chữ này không “mòn” mà chỉ mòn gờ viền mà thôi! Thêm nữa, đồng tiền Càn Long vừa to vừa nặng, trong khi đồng tiền Hồng Đức thì “được mức nặng nhẹ vừa phải”.
Tóm lại, khi chọn đồng tiền để gieo quẻ, không nên đọc theo sách Trung Quốc rồi cứ nhất nhất chọn tiền theo họ bày, mà nên chọn đồng tiền Hồng Đức hoặc Thuận Thiên của Việt Nam, kỹ thuật đúc vừa chuẩn, mà ý nghĩa hiệu tiền vừa mang tính tâm linh nhân văn dân tộc Việt ta rất cao!
Huế, Đông Chí, 2011
NAH

(1) Xem thêm: Nguyễn Anh Huy, “Thưởng ngoạn mai vàng”, Huế Xưa và Nay, số 104 (tháng 3-4/2011).


- Hình : Tiền “Minh Mạng thông bảo”, mặt lưng có 8 mỹ tự “Phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn”.

THMC
THMC

Đến từ : Hochiminh city-Vietnam

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết