Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 29 người, vào ngày Thu Mar 02, 2023 1:08 am
Latest topics
ĐỒNG HỒ
Người mang mùa xuân đến
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Người mang mùa xuân đến
Nhà tôi và nhà Trường đối diện nhau qua con hẻm nhỏ, vì thế chúng tôi thân thiết từ thuở bé. Gia đình Trường chỉ có hai mẹ con. Nghe nói, mẹ Trường mồ côi từ bé, vì không chịu nổi cảnh mẹ ghẻ hành hạ, nên bà trốn theo bạn bè vào Saigon kiếm sống khi vừa mười tám tuổi. Ở đây, bà gặp ba Trường, hai người yêu nhau và kết thành đôi. Chưa hưởng được bao năm hạnh phúc thì ba Trường tử trận khi Trường vừa lên sáu. Từ đó, mẹ Trường phải buôn bán tảo tần để nuôi con ăn học.
Tôi và Trường học cùng cấp lớp, nên tôi thường sang nhà Trường học bài chung. Ba má tôi rất thương mến và luôn giúp đỡ gia đình Trường. Năm 1983, khi đến tuổi phải thi hành nghĩa vụ quân sự, Trường được ông chú ruột dẫn đi vượt biên. Trước khi lên đường, Trường gửi gắm mẹ anh lại cho gia đình tôi. Tôi hứa với Trường sẽ tới lui thăm viếng mẹ Trường trong lúc anh rời xa quê hương.
Trường đi rồi, tôi buồn và nhớ Trường vô cùng. Nhưng hình như đó chỉ đơn thuần là tình bạn trong sáng và ngây thơ. Suốt thời gian Trường đi, mẹ Trường đau ốm liên miên, vì lo lắng và nhớ thương đứa con trai duy nhất của mình. Những lúc mẹ Trường đau ốm, tôi thường sang săn sóc, an ủi bà.
Khi đến Mỹ, Trường thường xuyên viết thư cho tôi. Mỗi lần Trường gửi quà về cho mẹ thì luôn có phần tôi trong đó, khi thì thỏi son, hộp phấn, khi thì áo thun, quần jean…. Chu đáo và tỉ mỉ như một người tình. Mẹ Trường vui lắm, bà nói "Thằng Trường nó thật sự trưởng thành rồi".
Một năm sau, khi vừa tròn hai mươi tuổi, tôi nhận được lá thư tỏ tình của Trường. Với tâm trạng bối rối, tôi tự hỏi, có thật sự Trường yêu tôi, hay chỉ vì sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm mà anh chợt nghĩ đến tôi. Bởi chính tôi cũng hoang mang không xác định được tình cảm trung thực của mình. Nhiều lúc tôi cảm thấy nhớ Trường bằng nỗi nhớ da diết của một người tình khi nghĩ về anh, nhưng đôi lúc chỉ là cảm giác vui vui khi hồi tưởng đến những kỷ niệm thuở còn bé thơ chơi đùa bên nhau. Khi tôi kể lại những suy nghĩ của mình, Trường đã vội vã viết thư về và đoan quyết rằng tình yêu anh dành cho tôi luôn nồng nàn, tha thiết và mãi mãi không phai nhòa.
Hai năm sau, Trường gửi tiền về cho mẹ anh theo người bà con đi vượt biên. Ngày sang nhà tôi để từ giã, mẹ Trường trịnh trọng nói với ba má tôi rằng, Trường yêu tôi và bà mong muốn ba má tôi ưng thuận cho chúng tôi được kết hợp. Dĩ nhiên là ba má tôi rất vui lòng. Ngày tiễn chân mẹ Trường, bà âu yếm hôn lên tóc tôi:
-Mẹ rất vui khi con trở thành dâu của mẹ. Con hãy siêng năng cầu nguyện để chúng con luôn giữ được lòng chung thủy với nhau.
Theo lời căn dặn của Trường, tôi nhờ người làm giấy hôn thú giả, cũng như ghép ảnh của tôi và Trường chung lại giống cô dâu, chú rể trong ngày thành hôn. Thời gian đó, tuy có dễ dãi – vì Sở Di trú chưa khám phá ra những vụ kết hôn giả- nhưng lại không nhanh chóng như bây giờ, nên tôi phải chờ thêm năm năm nữa mới chính thức lên máy bay sang Mỹ đoàn tụ với "chồng".
Khi bước xuống phi trường, trước mặt tôi là một thanh niên rắn rỏi, đầy phong cách. Trường đã khác nhiều so với ngày chia tay và cũng không giống lắm trong những bức ảnh Trường gửi về. Mẹ Trường mừng rỡ chạy đến ôm chặt lấy tôi, nước mắt ràn rụa. Trường nắm tay tôi, mỉm cười hỏi:
-Bích mệt lắm không?
-Dạ… chắc tại không quen đi máy bay nên hơi mệt.
Tôi trả lời với một tâm trạng hồi hộp khó tả.
Về đến nhà, mẹ Trường sắp xếp quần áo, khăn tắm cho tôi, rồi hối hả ra bếp dọn thức ăn. Mẹ Trường vồn vã bao nhiêu, Trường lại có vẻ chừng mực bấy nhiêu. Tôi cũng vậy. Nhớ hồi xưa hai đứa vui đùa, trò chuyện như bạn bè, bây giờ bỗng trở thành vợ chồng, dù có bao lời âu yếm, tình tứ thì cũng chỉ bằng giấy trắng mực đen chứ chưa lần đối mặt, nên tránh sao khỏi ngỡ ngàng. Tôi nghĩ vậy nên rất thông cảm và không hề thắc mắc.
Những ngày hôm sau, tôi chỉ gặp Trường vào bữa cơm chiều. Hai đứa trò chuyện qua loa rồi Trường bảo tôi:
-Em đi ngủ sớm cho khỏe, anh có chuyện phải đi.
Linh tính cho tôi biết có điều gì không ổn, nên một buổi tối, lợi dụng lúc mẹ Trường đang tiếp khách ở phòng ngoài, tôi hỏi Trường:
-Em nghĩ có điều gì đó mà anh và mẹ đang dấu em!
-Không… không có….
Trường có vẻ lúng túng. Tôi nhìn Trường bằng ánh mắt nghiêm nghị:
-Chắc chắn là có… hình như anh không ở nhà này với mẹ? Hình như anh và mẹ có điều gì giận hờn nhau?
Trường im lặng thở dài. Tôi nói tiếp trong nỗi nghi ngờ:
-Hình như… sự có mặt của em là nguyên nhân…
Mẹ Trường vừa trở vào và kịp nghe những lời tôi nói. Bà chưa ngồi xuống, Trường đã cầm xâu chìa khóa đi ra cửa. Tôi muốn gọi Trường lại, nhưng mẹ nhìn tôi, cái nhìn thăm thẳm nỗi buồn. Bà lắc đầu ra dấu ngăn cản:
-Mẹ xin lỗi … không phải mẹ dấu con … nhưng mẹ không biết bắt đầu như thế nào.
Bà nghẹn ngào giữa hai hàng nước mắt. Tôi cầm tay bà run giọng:
-Mẹ… có điều gì xin mẹ cứ nói cho con biết.
Tim tôi nhói đau khi chợt nghĩ "Trường không còn yêu tôi nữa".
Qua câu chuyện mẹ Trường kể, tôi được biết, khi bà sang đây được hai năm thì Trường gặp và yêu người con gái khác. Anh thú thật với mẹ và muốn viết thư nói rõ với tôi để xin hủy bỏ giấy tờ bảo lãnh. Mẹ Trường không bằng lòng, bà mắng nhiếc Trường là người thiếu thủy chung trong khi tôi một lòng, một dạ đợi chờ anh. Bà nói rằng, nếu Trường hủy bỏ giấy tờ bảo lãnh, bà sẽ trở về Việt Nam để tạ lỗi với ba má tôi, vì đã không đền đáp được ơn sâu, nghĩa nặng mà bà đã nhận lãnh từ gia đình tôi bấy lâu và sẽ ở lại Việt Nam, sống luôn bên đó. Trường không dám làm đau lòng mẹ nên vẫn tiến hành thủ tục bảo lãnh và tiếp tục liên lạc với tôi theo ý của mẹ. Bởi thế, trong những lá thư sau này, viện lý do phải đi làm hai job để chuẩn bị đón tôi sang, anh viết rất ngắn ngủi với những lời thăm hỏi bình thường. Lúc đó tôi đang mải mê theo những mộng ước của mình mà không nhận ra sự khác lạ đó.
Thấy Trường làm mọi việc theo ý mình, mẹ Trường nghĩ rằng anh đã thay đổi ý định và ngoan ngoãn nghe lời bà. Không ngờ một năm sau, Trường báo tin anh vừa có một đứa con trai. Mẹ Trường ngỡ ngàng, đau xót, chỉ còn biết ôm mặt khóc.
Nỗi đau của một người mẹ khi biết rằng con cái đã lừa dối mình bấy lâu nay khiến bà tức giận, nên quyết định dọn ra riêng và nhất quyết không nhìn vợ con Trường. Trường cứ ngỡ rằng khi có cháu nội, nhất là cháu trai thì mẹ Trường sẽ chấp nhận, nhưng bà thẳng thắn trả lời, trong đời bà chỉ có một con dâu, dù chưa làm đám cưới nhưng bà đã ngỏ lời với ba má tôi thì tôi đã là dâu chính thức của bà. Bà cấm không cho Trường mang vợ con đến gặp bà.
Tôi cúi đầu yên lặng. Giọng nói nghẹn ngào của bà làm tôi không kềm được nỗi xúc động. Suốt đêm đó, ngồi rút vào góc giường, tôi thổn thức trong nỗi đau, nỗi hận. Tại sao Trường không cho tôi biết rõ mọi chuyện để tôi khỏi phải rơi vào cảnh bẽ bàng, cay đắng. Trong bóng đêm thăm thẳm, nước mắt tuôn như mưa, tôi tự hỏi, rồi cuộc sống mình sẽ ra sao trong những ngày sắp tới?
Hôm sau, Trường gọi tôi từ sở làm và ngỏ lời xin lỗi. Tôi cay đắng:
-Những lời xin lỗi của anh có bù đắp được sự tổn thương to lớn mà anh đã gây ra cho tôi không?
Tôi buông máy và khóc vùi trên ngực mẹ Trường. Bà ôm chặt lấy tôi, giọng vỗ về:
-Từ bây giờ con là con gái của mẹ. Mẹ sẽ chăm nom, săn sóc cho con.
Tôi ngã bệnh trong tuần lễ sau đó. Mẹ Trường lo lắng, bà muốn gọi Trường nhưng tôi không cho. Tôi quyết không bao giờ nhìn mặt Trường và dù phải chết tôi cũng không cần đến sự giúp đỡ của anh. Tôi hận Trường. Nỗi hận này sẽ theo tôi cho đến hết cuộc đời.
Cơn bệnh qua đi, tôi dần dần lấy lại sự bình tĩnh. Nhờ có nghề may, tôi xin được việc làm ở một tiệm chuyên sửa quần áo. Công việc nhẹ nhàng, lương bổng cũng khá, tôi cảm thấy mình tự tin và vui vẻ hơn khi có điều kiện giúp đỡ ba má, anh chị em ở quê nhà. Nỗi buồn theo ngày tháng cũng tạm nguôi ngoai nhờ tình thương chân thật và tha thiết của Mẹ Trường. Mẹ lo lắng, săn sóc cho tôi như đứa con ruột thịt. Tôi thật sự tìm thấy một mái ấm gia đình trong tình thương của mẹ. Có lần tôi xin mẹ bỏ qua tất cả chuyện cũ để vợ chồng Trường có cơ hội lui tới thăm viếng mẹ: cũng như hàn gắn lại những tình cảm đã bị sứt mẻ. Mẹ trả lời một cách cương quyết:
-Chỉ khi nào con gặp được người đàng hoàng, tử tế để lập gia đình thì mẹ mới quên được lỗi lầm của nó. Ơn nghĩa của ba má con và con, mẹ còn mang nặng trên vai, nó đã không thay mẹ đền đáp mà còn làm cho con phải lâm vào cảnh dở dang thì làm sao mẹ có thể tha thứ cho nó.
Tôi cố cười đùa cho mẹ quên buồn.
-Mẹ đừng lo, vợ chồng là duyên nợ, mẹ có nghe bài hát này không… "Không phải tại em, cũng không phải tại anh, tại trời ngăn cách nên chúng mình xa nhau…"
Tôi giả giọng hát eo éo làm mẹ phải phì cười.
Ngày tháng dần trôi, mong ước của mẹ cũng được thành tựu khi Đôn -em trai của chị chủ tiệm- yêu tôi và ngỏ lời cầu hôn. Những ngày chuẩn bị lễ cưới, mẹ lo lắng, sắm sửa cho tôi từng chút một. Mẹ nói, mẹ sẽ làm tất cả những gì có thể làm để tôi có một đám cưới thật trang trọng và linh đình, vì đời con gái chỉ có một lần. Câu nói của mẹ làm tôi chợt nghĩ đến vợ Trường. Nếu người con gái chỉ có một lần như mẹ nói thì thật đáng tội nghiệp cho vợ Trường, vì chị đã về với chồng một cách lặng lẽ, lén lút. Đối với tôi, mọi đau buồn đã qua và niềm hạnh phúc đang giang tay chào đón. Còn vợ Trường, nỗi đau vì sự chối bỏ của bà mẹ chồng vẫn còn đó, có thể sẽ còn mãi như một ám ảnh không nguôi … Tôi nghĩ, tôi phải là người tháo gỡ nỗi oan khiên này.
…Và vợ chồng Trường đã có mặt trong ngày hôn lễ theo lời mời của tôi. Bế cô con gái thứ hai của Trường trên tay, tôi đến bên mẹ, trao đứa bé và nói:
-Cháu nội của mẹ đây!
Mẹ đưa tay đón lấy đứa cháu gái mũm mĩm, ôm chặt vào lòng và nhìn tôi rơm rớm nước mắt. Nhìn đôi mắt mẹ, tôi chợt hiểu, bấy lâu mẹ đã dấu kín một niềm tâm sự. Bởi vì, vào tuổi già của mẹ, ai lại không ao ước tình bà cháu. Tôi nói thầm vào tai vợ Trường:
-Mẹ hết giận anh chị rồi đó, đến chào mẹ đi.
***
Tôi sửa lại nhành mai đang trổ hoa vàng rực trên bàn thờ của ba Trường. Bên phía trái của khuôn ảnh là hộp mứt bọc giấy kiếng đỏ bóng láng và đặc biệt là đĩa trái cây đủ loại: mãng cầu, xoài, dừa, đu đủ. Hôm qua, tôi nhờ Đôn ra chợ mua những thứ trái cây đã ghi sẵn trong giấy, Đôn nhìn tôi rồi nhíu mày, lắc đầu:
-Ủa, cái này là "cầu dừa đủ xoài" chứ đâu phải … "cầu vừa đủ xài". Viết trật lất vậy, ông bà đâu hiểu mình xin cái gì mà cho.
Tôi vừa cười, vừa đấm vào vai Đôn:
- Đi lẹ, nói lạng quạng mẹ nghe thấy là tiêu mạng bây giờ.
Tôi và Đôn biết đây là một ngày rất đặc biệt đối với mẹ, nên hai vợ chồng đã dậy từ sáng sớm để chuẩn bị mọi thứ. Mẹ cũng vậy, bà cứ tới lui ngắm nghía bàn thờ, rồi đốt nhang, lâm râm khấn nguyện hay kể lể gì đó với người trong khuôn ảnh, chốc chốc lại vào bếp sắp cái này, xếp cái kia trong nỗi lao xao, nôn nóng đến bối rối. Kể từ ngày sống chung với mẹ, chưa bao giờ tôi thấy mẹ vui như hôm nay.
Có tiếng Đôn từ phòng khách vọng vào:
-Bích ơi! khách quý tới rồi đây.
Cánh cửa bật mở, hai đứa con của Trường chạy ùa vào nhà. Những bước chân nhún nhẩy làm phát ra tiếng tí toe, tí toe cùng ánh đèn xanh đỏ chớp tắt từ đôi giày xinh xắn làm căn nhà bỗng trở nên sinh động. Tôi nắm hai bàn tay nhỏ xíu lôi về trong bếp:
-Hai con ạ bà nội đi.
Tiếng ạ! non nớt, trong trẻo kéo dài làm mắt mẹ nhòe nhoẹt nước mắt. Tôi quay sang thấy vợ chồng Trường đôi mắt cũng đỏ hoe. Hắng giọng, tôi làm ra vẻ nghiêm nghị:
-A….! hôm nay là mồng một tết không ai được khóc hết.
Mẹ Trường ôm chặt hai đứa cháu nội vào lòng, khuôn mặt già nua tràn đầy hạnh phúc. Vợ Trường nắm tay tôi bằng cả hai bàn tay một cách trịnh trọng, chân thành như gửi gấm cả tấm lòng biết ơn.
-Em cám ơn chị rất nhiều.
Tôi ôm choàng lấy vợ Trường bằng vòng tay thân thiết. Lòng tôi thật nhẹ nhàng trong nỗi xúc động mà tôi chưa từng hình dung được khi mang niềm vui đến cho người đã từng ném tôi vào cõi đớn đau, tuyệt vọng.
Trường nhìn tôi và Đôn, không che dấu được niềm xúc cảm trong giọng nói:
-Từ ngày sang Mỹ đến giờ, chưa bao giờ tôi được hưởng một cái Tết tràn đầy ý nghĩa như hôm nay. Cám ơn Đôn đã cùng Bích chăm sóc mẹ tôi trong thời gian qua. Đặc biệt là Bích, em chính người đã mang mùa xuân đến cho gia đình anh.
(Ngân Bình - Jan.21,2012)
Tôi và Trường học cùng cấp lớp, nên tôi thường sang nhà Trường học bài chung. Ba má tôi rất thương mến và luôn giúp đỡ gia đình Trường. Năm 1983, khi đến tuổi phải thi hành nghĩa vụ quân sự, Trường được ông chú ruột dẫn đi vượt biên. Trước khi lên đường, Trường gửi gắm mẹ anh lại cho gia đình tôi. Tôi hứa với Trường sẽ tới lui thăm viếng mẹ Trường trong lúc anh rời xa quê hương.
Trường đi rồi, tôi buồn và nhớ Trường vô cùng. Nhưng hình như đó chỉ đơn thuần là tình bạn trong sáng và ngây thơ. Suốt thời gian Trường đi, mẹ Trường đau ốm liên miên, vì lo lắng và nhớ thương đứa con trai duy nhất của mình. Những lúc mẹ Trường đau ốm, tôi thường sang săn sóc, an ủi bà.
Khi đến Mỹ, Trường thường xuyên viết thư cho tôi. Mỗi lần Trường gửi quà về cho mẹ thì luôn có phần tôi trong đó, khi thì thỏi son, hộp phấn, khi thì áo thun, quần jean…. Chu đáo và tỉ mỉ như một người tình. Mẹ Trường vui lắm, bà nói "Thằng Trường nó thật sự trưởng thành rồi".
Một năm sau, khi vừa tròn hai mươi tuổi, tôi nhận được lá thư tỏ tình của Trường. Với tâm trạng bối rối, tôi tự hỏi, có thật sự Trường yêu tôi, hay chỉ vì sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm mà anh chợt nghĩ đến tôi. Bởi chính tôi cũng hoang mang không xác định được tình cảm trung thực của mình. Nhiều lúc tôi cảm thấy nhớ Trường bằng nỗi nhớ da diết của một người tình khi nghĩ về anh, nhưng đôi lúc chỉ là cảm giác vui vui khi hồi tưởng đến những kỷ niệm thuở còn bé thơ chơi đùa bên nhau. Khi tôi kể lại những suy nghĩ của mình, Trường đã vội vã viết thư về và đoan quyết rằng tình yêu anh dành cho tôi luôn nồng nàn, tha thiết và mãi mãi không phai nhòa.
Hai năm sau, Trường gửi tiền về cho mẹ anh theo người bà con đi vượt biên. Ngày sang nhà tôi để từ giã, mẹ Trường trịnh trọng nói với ba má tôi rằng, Trường yêu tôi và bà mong muốn ba má tôi ưng thuận cho chúng tôi được kết hợp. Dĩ nhiên là ba má tôi rất vui lòng. Ngày tiễn chân mẹ Trường, bà âu yếm hôn lên tóc tôi:
-Mẹ rất vui khi con trở thành dâu của mẹ. Con hãy siêng năng cầu nguyện để chúng con luôn giữ được lòng chung thủy với nhau.
Theo lời căn dặn của Trường, tôi nhờ người làm giấy hôn thú giả, cũng như ghép ảnh của tôi và Trường chung lại giống cô dâu, chú rể trong ngày thành hôn. Thời gian đó, tuy có dễ dãi – vì Sở Di trú chưa khám phá ra những vụ kết hôn giả- nhưng lại không nhanh chóng như bây giờ, nên tôi phải chờ thêm năm năm nữa mới chính thức lên máy bay sang Mỹ đoàn tụ với "chồng".
Khi bước xuống phi trường, trước mặt tôi là một thanh niên rắn rỏi, đầy phong cách. Trường đã khác nhiều so với ngày chia tay và cũng không giống lắm trong những bức ảnh Trường gửi về. Mẹ Trường mừng rỡ chạy đến ôm chặt lấy tôi, nước mắt ràn rụa. Trường nắm tay tôi, mỉm cười hỏi:
-Bích mệt lắm không?
-Dạ… chắc tại không quen đi máy bay nên hơi mệt.
Tôi trả lời với một tâm trạng hồi hộp khó tả.
Về đến nhà, mẹ Trường sắp xếp quần áo, khăn tắm cho tôi, rồi hối hả ra bếp dọn thức ăn. Mẹ Trường vồn vã bao nhiêu, Trường lại có vẻ chừng mực bấy nhiêu. Tôi cũng vậy. Nhớ hồi xưa hai đứa vui đùa, trò chuyện như bạn bè, bây giờ bỗng trở thành vợ chồng, dù có bao lời âu yếm, tình tứ thì cũng chỉ bằng giấy trắng mực đen chứ chưa lần đối mặt, nên tránh sao khỏi ngỡ ngàng. Tôi nghĩ vậy nên rất thông cảm và không hề thắc mắc.
Những ngày hôm sau, tôi chỉ gặp Trường vào bữa cơm chiều. Hai đứa trò chuyện qua loa rồi Trường bảo tôi:
-Em đi ngủ sớm cho khỏe, anh có chuyện phải đi.
Linh tính cho tôi biết có điều gì không ổn, nên một buổi tối, lợi dụng lúc mẹ Trường đang tiếp khách ở phòng ngoài, tôi hỏi Trường:
-Em nghĩ có điều gì đó mà anh và mẹ đang dấu em!
-Không… không có….
Trường có vẻ lúng túng. Tôi nhìn Trường bằng ánh mắt nghiêm nghị:
-Chắc chắn là có… hình như anh không ở nhà này với mẹ? Hình như anh và mẹ có điều gì giận hờn nhau?
Trường im lặng thở dài. Tôi nói tiếp trong nỗi nghi ngờ:
-Hình như… sự có mặt của em là nguyên nhân…
Mẹ Trường vừa trở vào và kịp nghe những lời tôi nói. Bà chưa ngồi xuống, Trường đã cầm xâu chìa khóa đi ra cửa. Tôi muốn gọi Trường lại, nhưng mẹ nhìn tôi, cái nhìn thăm thẳm nỗi buồn. Bà lắc đầu ra dấu ngăn cản:
-Mẹ xin lỗi … không phải mẹ dấu con … nhưng mẹ không biết bắt đầu như thế nào.
Bà nghẹn ngào giữa hai hàng nước mắt. Tôi cầm tay bà run giọng:
-Mẹ… có điều gì xin mẹ cứ nói cho con biết.
Tim tôi nhói đau khi chợt nghĩ "Trường không còn yêu tôi nữa".
Qua câu chuyện mẹ Trường kể, tôi được biết, khi bà sang đây được hai năm thì Trường gặp và yêu người con gái khác. Anh thú thật với mẹ và muốn viết thư nói rõ với tôi để xin hủy bỏ giấy tờ bảo lãnh. Mẹ Trường không bằng lòng, bà mắng nhiếc Trường là người thiếu thủy chung trong khi tôi một lòng, một dạ đợi chờ anh. Bà nói rằng, nếu Trường hủy bỏ giấy tờ bảo lãnh, bà sẽ trở về Việt Nam để tạ lỗi với ba má tôi, vì đã không đền đáp được ơn sâu, nghĩa nặng mà bà đã nhận lãnh từ gia đình tôi bấy lâu và sẽ ở lại Việt Nam, sống luôn bên đó. Trường không dám làm đau lòng mẹ nên vẫn tiến hành thủ tục bảo lãnh và tiếp tục liên lạc với tôi theo ý của mẹ. Bởi thế, trong những lá thư sau này, viện lý do phải đi làm hai job để chuẩn bị đón tôi sang, anh viết rất ngắn ngủi với những lời thăm hỏi bình thường. Lúc đó tôi đang mải mê theo những mộng ước của mình mà không nhận ra sự khác lạ đó.
Thấy Trường làm mọi việc theo ý mình, mẹ Trường nghĩ rằng anh đã thay đổi ý định và ngoan ngoãn nghe lời bà. Không ngờ một năm sau, Trường báo tin anh vừa có một đứa con trai. Mẹ Trường ngỡ ngàng, đau xót, chỉ còn biết ôm mặt khóc.
Nỗi đau của một người mẹ khi biết rằng con cái đã lừa dối mình bấy lâu nay khiến bà tức giận, nên quyết định dọn ra riêng và nhất quyết không nhìn vợ con Trường. Trường cứ ngỡ rằng khi có cháu nội, nhất là cháu trai thì mẹ Trường sẽ chấp nhận, nhưng bà thẳng thắn trả lời, trong đời bà chỉ có một con dâu, dù chưa làm đám cưới nhưng bà đã ngỏ lời với ba má tôi thì tôi đã là dâu chính thức của bà. Bà cấm không cho Trường mang vợ con đến gặp bà.
Tôi cúi đầu yên lặng. Giọng nói nghẹn ngào của bà làm tôi không kềm được nỗi xúc động. Suốt đêm đó, ngồi rút vào góc giường, tôi thổn thức trong nỗi đau, nỗi hận. Tại sao Trường không cho tôi biết rõ mọi chuyện để tôi khỏi phải rơi vào cảnh bẽ bàng, cay đắng. Trong bóng đêm thăm thẳm, nước mắt tuôn như mưa, tôi tự hỏi, rồi cuộc sống mình sẽ ra sao trong những ngày sắp tới?
Hôm sau, Trường gọi tôi từ sở làm và ngỏ lời xin lỗi. Tôi cay đắng:
-Những lời xin lỗi của anh có bù đắp được sự tổn thương to lớn mà anh đã gây ra cho tôi không?
Tôi buông máy và khóc vùi trên ngực mẹ Trường. Bà ôm chặt lấy tôi, giọng vỗ về:
-Từ bây giờ con là con gái của mẹ. Mẹ sẽ chăm nom, săn sóc cho con.
Tôi ngã bệnh trong tuần lễ sau đó. Mẹ Trường lo lắng, bà muốn gọi Trường nhưng tôi không cho. Tôi quyết không bao giờ nhìn mặt Trường và dù phải chết tôi cũng không cần đến sự giúp đỡ của anh. Tôi hận Trường. Nỗi hận này sẽ theo tôi cho đến hết cuộc đời.
Cơn bệnh qua đi, tôi dần dần lấy lại sự bình tĩnh. Nhờ có nghề may, tôi xin được việc làm ở một tiệm chuyên sửa quần áo. Công việc nhẹ nhàng, lương bổng cũng khá, tôi cảm thấy mình tự tin và vui vẻ hơn khi có điều kiện giúp đỡ ba má, anh chị em ở quê nhà. Nỗi buồn theo ngày tháng cũng tạm nguôi ngoai nhờ tình thương chân thật và tha thiết của Mẹ Trường. Mẹ lo lắng, săn sóc cho tôi như đứa con ruột thịt. Tôi thật sự tìm thấy một mái ấm gia đình trong tình thương của mẹ. Có lần tôi xin mẹ bỏ qua tất cả chuyện cũ để vợ chồng Trường có cơ hội lui tới thăm viếng mẹ: cũng như hàn gắn lại những tình cảm đã bị sứt mẻ. Mẹ trả lời một cách cương quyết:
-Chỉ khi nào con gặp được người đàng hoàng, tử tế để lập gia đình thì mẹ mới quên được lỗi lầm của nó. Ơn nghĩa của ba má con và con, mẹ còn mang nặng trên vai, nó đã không thay mẹ đền đáp mà còn làm cho con phải lâm vào cảnh dở dang thì làm sao mẹ có thể tha thứ cho nó.
Tôi cố cười đùa cho mẹ quên buồn.
-Mẹ đừng lo, vợ chồng là duyên nợ, mẹ có nghe bài hát này không… "Không phải tại em, cũng không phải tại anh, tại trời ngăn cách nên chúng mình xa nhau…"
Tôi giả giọng hát eo éo làm mẹ phải phì cười.
Ngày tháng dần trôi, mong ước của mẹ cũng được thành tựu khi Đôn -em trai của chị chủ tiệm- yêu tôi và ngỏ lời cầu hôn. Những ngày chuẩn bị lễ cưới, mẹ lo lắng, sắm sửa cho tôi từng chút một. Mẹ nói, mẹ sẽ làm tất cả những gì có thể làm để tôi có một đám cưới thật trang trọng và linh đình, vì đời con gái chỉ có một lần. Câu nói của mẹ làm tôi chợt nghĩ đến vợ Trường. Nếu người con gái chỉ có một lần như mẹ nói thì thật đáng tội nghiệp cho vợ Trường, vì chị đã về với chồng một cách lặng lẽ, lén lút. Đối với tôi, mọi đau buồn đã qua và niềm hạnh phúc đang giang tay chào đón. Còn vợ Trường, nỗi đau vì sự chối bỏ của bà mẹ chồng vẫn còn đó, có thể sẽ còn mãi như một ám ảnh không nguôi … Tôi nghĩ, tôi phải là người tháo gỡ nỗi oan khiên này.
…Và vợ chồng Trường đã có mặt trong ngày hôn lễ theo lời mời của tôi. Bế cô con gái thứ hai của Trường trên tay, tôi đến bên mẹ, trao đứa bé và nói:
-Cháu nội của mẹ đây!
Mẹ đưa tay đón lấy đứa cháu gái mũm mĩm, ôm chặt vào lòng và nhìn tôi rơm rớm nước mắt. Nhìn đôi mắt mẹ, tôi chợt hiểu, bấy lâu mẹ đã dấu kín một niềm tâm sự. Bởi vì, vào tuổi già của mẹ, ai lại không ao ước tình bà cháu. Tôi nói thầm vào tai vợ Trường:
-Mẹ hết giận anh chị rồi đó, đến chào mẹ đi.
***
Tôi sửa lại nhành mai đang trổ hoa vàng rực trên bàn thờ của ba Trường. Bên phía trái của khuôn ảnh là hộp mứt bọc giấy kiếng đỏ bóng láng và đặc biệt là đĩa trái cây đủ loại: mãng cầu, xoài, dừa, đu đủ. Hôm qua, tôi nhờ Đôn ra chợ mua những thứ trái cây đã ghi sẵn trong giấy, Đôn nhìn tôi rồi nhíu mày, lắc đầu:
-Ủa, cái này là "cầu dừa đủ xoài" chứ đâu phải … "cầu vừa đủ xài". Viết trật lất vậy, ông bà đâu hiểu mình xin cái gì mà cho.
Tôi vừa cười, vừa đấm vào vai Đôn:
- Đi lẹ, nói lạng quạng mẹ nghe thấy là tiêu mạng bây giờ.
Tôi và Đôn biết đây là một ngày rất đặc biệt đối với mẹ, nên hai vợ chồng đã dậy từ sáng sớm để chuẩn bị mọi thứ. Mẹ cũng vậy, bà cứ tới lui ngắm nghía bàn thờ, rồi đốt nhang, lâm râm khấn nguyện hay kể lể gì đó với người trong khuôn ảnh, chốc chốc lại vào bếp sắp cái này, xếp cái kia trong nỗi lao xao, nôn nóng đến bối rối. Kể từ ngày sống chung với mẹ, chưa bao giờ tôi thấy mẹ vui như hôm nay.
Có tiếng Đôn từ phòng khách vọng vào:
-Bích ơi! khách quý tới rồi đây.
Cánh cửa bật mở, hai đứa con của Trường chạy ùa vào nhà. Những bước chân nhún nhẩy làm phát ra tiếng tí toe, tí toe cùng ánh đèn xanh đỏ chớp tắt từ đôi giày xinh xắn làm căn nhà bỗng trở nên sinh động. Tôi nắm hai bàn tay nhỏ xíu lôi về trong bếp:
-Hai con ạ bà nội đi.
Tiếng ạ! non nớt, trong trẻo kéo dài làm mắt mẹ nhòe nhoẹt nước mắt. Tôi quay sang thấy vợ chồng Trường đôi mắt cũng đỏ hoe. Hắng giọng, tôi làm ra vẻ nghiêm nghị:
-A….! hôm nay là mồng một tết không ai được khóc hết.
Mẹ Trường ôm chặt hai đứa cháu nội vào lòng, khuôn mặt già nua tràn đầy hạnh phúc. Vợ Trường nắm tay tôi bằng cả hai bàn tay một cách trịnh trọng, chân thành như gửi gấm cả tấm lòng biết ơn.
-Em cám ơn chị rất nhiều.
Tôi ôm choàng lấy vợ Trường bằng vòng tay thân thiết. Lòng tôi thật nhẹ nhàng trong nỗi xúc động mà tôi chưa từng hình dung được khi mang niềm vui đến cho người đã từng ném tôi vào cõi đớn đau, tuyệt vọng.
Trường nhìn tôi và Đôn, không che dấu được niềm xúc cảm trong giọng nói:
-Từ ngày sang Mỹ đến giờ, chưa bao giờ tôi được hưởng một cái Tết tràn đầy ý nghĩa như hôm nay. Cám ơn Đôn đã cùng Bích chăm sóc mẹ tôi trong thời gian qua. Đặc biệt là Bích, em chính người đã mang mùa xuân đến cho gia đình anh.
(Ngân Bình - Jan.21,2012)
Duat Nguyen- Đến từ : Houston, Texas, USA
Re: Người mang mùa xuân đến
Cám ơn Duật về câu chuyện. Câu chuyện kết thúc có hậu nhưng đọc nửa chừng thì nước mắt ràn rụa...hihi.
Trời sinh ra con người thật là kỳ lạ, có nhiều tình cảm...yêu, ghét, hận, thù, chung thủy, phản bội...nhưng lại đặc biệt cũng ban cho con người tấm lòng vị tha.
Cám ơn ông trời.
Trời sinh ra con người thật là kỳ lạ, có nhiều tình cảm...yêu, ghét, hận, thù, chung thủy, phản bội...nhưng lại đặc biệt cũng ban cho con người tấm lòng vị tha.
Cám ơn ông trời.
THMC- Đến từ : Hochiminh city-Vietnam
Re: Người mang mùa xuân đến
Người phụ nữ giản dị, vị tha, và đáng yêu... sẽ tìm được hạnh phúc mới trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Cái kết cục rất hay ở chỗ tất cả nhân vật trong câu chuyện đều gặp và được sống với người mà họ thật sự thương yêu.
Cái kết cục rất hay ở chỗ tất cả nhân vật trong câu chuyện đều gặp và được sống với người mà họ thật sự thương yêu.
Duat Nguyen- Đến từ : Houston, Texas, USA
Similar topics
» Vì em là cô gái mang nhóm máu O.
» Cỏ xưa
» ĐĂNG NHẬP VÀO FORUM VÀ CHÚC TẾT
» Trăng nơi đáy giếng.
» Happy New Year 2013
» Cỏ xưa
» ĐĂNG NHẬP VÀO FORUM VÀ CHÚC TẾT
» Trăng nơi đáy giếng.
» Happy New Year 2013
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
Fri Dec 18, 2015 2:18 pm by THMC
» Chúc mừng Sinh Nhật Đoan Trang
Sun Jun 08, 2014 9:42 pm by THMC
» Chúc Mừng Sinh Nhật anh Hữu Hòa
Sat Jun 01, 2013 7:31 pm by doantrang
» Believe - The Complete Shamu Show at Sea World
Sat Jun 01, 2013 7:22 pm by doantrang
» Nha Trang ngày về
Fri May 31, 2013 10:53 am by doantrang
» BUỒN
Thu May 23, 2013 11:30 pm by Duat Nguyen
» Em Đã Từng Yêu
Thu May 23, 2013 11:29 pm by Duat Nguyen
» Trả lại em
Thu May 16, 2013 5:48 am by doantrang
» Tình ngoài tay với
Tue May 14, 2013 8:27 pm by THMC
» Thử nghiệm.
Tue Apr 30, 2013 1:04 pm by THMC
» Nhớ người.
Fri Apr 26, 2013 9:40 am by huuhoa
» Mơ thấy em
Sun Apr 21, 2013 10:05 am by THMC
» Giới thiệu khách viếng thăm mới!
Mon Mar 25, 2013 2:17 pm by Admin
» From Souvenirs to Souvenirs by Demis Roussos
Sun Mar 24, 2013 10:34 pm by Duat Nguyen
» Tình là cái tình chi!
Sun Mar 24, 2013 8:09 pm by Ngọc Vinh